Xin gửi ông lời cảm ơn và ngàn nụ hôn, Park Hang-seo
Tại quốc gia có sản lượng dầu thô lớn trong OPEC+ là Nga cũng vừa công bố lệnh đình chỉ việc tạm ngưng xuất khẩu xăng dầu. Lý do, tình trạng bão hòa của thị trường trong nước và đã hoàn tất công tác bảo dưỡng ngoài dự kiến tại các nhà máy lọc dầu. Dự báo nguồn đưa ra thị trường trong tháng 6 sẽ dồi dào hơn, kìm hãm mức tăng của giá dầu.3 món ăn truyền thống của Hawaii gây sốt với tín đồ ẩm thực Sài thành
Để trả lời cho câu hỏi về năm Ất Tỵ 2025 này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về âm lịch - đóng vai trò quan trọng với đời sống văn hóa và tinh thần của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.Theo nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, nếu dương lịch được đặt ra dựa trên chu kỳ chuyển động của trái đất quanh mặt trời, thì âm lịch dựa trên chu kỳ chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. Mặt trăng chuyển động quanh trái đất mỗi vòng hết 27,32 ngày.Trên thực tế, vì bản thân trái đất còn có chuyển động quanh mặt trời nên mặt trăng cần thêm một chút thời gian nữa để trở về vị trí cũ trên bầu trời khi nhìn từ trái đất. Do vậy chu kỳ mà chúng ta quan sát thực tế của mặt trăng là 29,53 ngày. Chu kỳ này được gọi là một "tuần trăng".Từ xa xưa, người phương Đông đã nhận thấy khoảng 12 tuần trăng tương đương với một chu kỳ thời tiết. Để thuận tiện cho việc quan sát, dự đoán thời tiết phục vụ sản xuất nông nghiệp, người ta chọn một chu kỳ này là 1 năm, mỗi tuần trăng gọi là một tháng. "Tuy vậy, cứ 3 năm thì lại bị chậm so với chu kì thời tiết khoảng 1 tháng nên cần có thêm một tháng bù vào. Những năm có tháng bù vào này được gọi là năm nhuận. Người phương Đông cổ đặt ra hai yếu tố nữa là can và chi, hay gọi đầy đủ là thiên can và địa chi, đều có cơ sở từ quan sát thiên văn", chuyên gia phân tích.Trước kia, người ta chưa biết rằng các ngôi sao trên bầu trời đều là các thiên thể như mặt trời, chỉ có riêng các hành tinh là chuyển động quanh mặt trời. Tuy vậy, người thời đó đã nhận thấy có năm đốm sáng không đứng im so với nền trời sao mà vị trí thay đổi mỗi ngày, họ gọi chúng là các hành tinh.5 hành tinh này gồm: sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ, được gọi là ngũ hành. Sở dĩ không có sao Thiên Vương và sao Hải Vương chỉ có thể quan sát qua kính thiên văn nên người thời xưa không nhìn thấy.Khi quan sát 5 hành tinh này, người phương Đông cổ nhận thấy mỗi hành tinh đều có một chu kỳ nhất định để chúng trở về vị trí cũ so với nền trời sao. Cụ thể như sau: sao Thủy: khoảng 0,25 năm; sao Kim: khoảng 0,6 năm; sao Hỏa: khoảng 2 năm; sao Mộc: khoảng 12 năm; sao Thổ: khoảng 30 năm.Sao Hỏa cứ 2 năm lại về vị trí cũ, nên mỗi chu kỳ của nó được coi tương ứng với một hành trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), mỗi hành 2 năm như vậy nên có 1 năm mang tính dương và một năm mang tính âm. Tổng cộng mỗi chu kỳ như vậy là 10 năm, vậy nên người ta đặt ra 10 can tương ứng với âm và dương của mỗi hành.10 can gồm: Giáp, Ất tương ứng với Mộc; Bính, Đinh tương ứng với Hỏa; Mậu, Kỷ tương ứng với Thổ; Canh, Tân tương ứng với Kim; Nhâm, Quý tương ứng với Thủy. Trong khi đó sao Mộc hết khoảng 12 năm trở về vị trí cũ. Con số 12 này cũng trùng với số tuần trăng trung bình của một năm. Vậy nên 12 chi được đặt ra, mỗi chi gắn vào một năm theo chu kỳ này và vào một tháng trong năm. Sao Mộc có chu kỳ trùng khớp như vậy nên còn được gọi là Tuế Tinh. 12 chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi năm âm lịch được gọi tên bằng một can đi với một chi. Vì bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60 nên có thể thấy ngay rằng cứ 60 năm thì chu kỳ mới kết thúc. Chẳng hạn chúng ta đón tết Ất Tỵ bây giờ thì phải đúng 60 năm sau mới lại được thấy tết Ất Tỵ. Con số 60 này cũng chính là bội số chung nhỏ nhất của 2, 12 và 30 (chu kỳ của các hành tinh như nêu trên), nên 60 năm cũng chính là khoảng thời gian tương đối chính xác để tất cả 5 hành tinh quay trở lại vị trí tương đối như cũ. Chu kỳ này còn thường được gọi là "lục thập hoa giáp".Theo như phân tích trên, nếu như năm 2024 là năm Giáp Thìn thì năm 2025 theo can và chi sẽ là Ất Tỵ. Tương ứng, năm 2026 sẽ là năm Bính Ngọ.
Những tấm lòng vàng 8.5.2023
Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh Trung
Ngày 9.3, Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ cho biết: Ngày hôm qua, nắng nóng xuất hiện diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt ở miền Đông và cục bộ ở miền Tây.
U.23 Việt Nam thất bại để trưởng thành
Condé Nast Traveler cho biết: “Việc tạo ra một danh sách những quốc gia đẹp nhất thế giới phụ thuộc vào loại hình du lịch mà du khách lựa chọn. Bạn có thể là một tín đồ ẩm thực sành ăn, sẵn sàng lên đường để tìm kiếm hương vị ẩm thực đặc trưng địa phương, hoặc bạn có thể là một người đam mê kiến trúc, sẵn sàng thực hiện những chuyến hành trình chiêm ngưỡng các kỳ quan của thế giới…”. Đó là lý do các biên tập viên của tạp chí này luôn làm mới danh sách để giới thiệu những điểm đến mới được yêu thích cũng như tiếp tục khám phá các điểm đến đã nổi tiếng.Danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới do CNTraveler lựa chọn mang đến hành trình tuyệt vời qua những cảnh quan đẹp nhất ở mỗi châu lục. Từ những khu rừng nhiệt đới đến những thác nước hùng vĩ, từ những di sản thế giới được UNESCO công nhận đến đại dương bao la xanh thẳm và những bãi cát trắng mịn mềm mại, những quốc gia này chắc chắn sẽ là điểm dừng chân lý tưởng dành cho mọi du khách.Được đánh giá là “thiên đường” dành cho những tín đồ yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, Việt Nam nổi tiếng bởi cảnh quan ngoạn mục và nền văn hóa đa sắc màu. Trong đó, các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM luôn thu hút hàng triệu khách du lịch đến tham quan mỗi năm bởi những công trình độc đáo pha trộn giữa kiến trúc cổ kính và hơi thở của hiện đại.Nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long nổi tiếng với làn nước trong xanh tựa ngọc bích cùng hàng ngàn hòn đảo đá vôi lớn nhỏ được bao phủ bởi sắc xanh của rừng rậm nhiệt đới đa dạng sinh thái. Du khách có thể thỏa sức tận hưởng không khí trong lành của biển, thư giãn trên những bãi cát trắng trải dài, hay trải nghiệm chèo thuyền kayak xuyên qua những hang động kỳ bí…Là mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, Hà Giang sở hữu những ngọn núi hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, những cung đường đèo hiểm trở và đường mòn quanh co. Nơi đây là điểm đến yêu thích của những tín đồ đam mê trekking và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm đầy phấn khích.Nổi bật với đường bờ biển quyến rũ, vịnh Ninh Vân (tỉnh Khánh Hòa) được bao bọc bởi những dãy núi đồ sộ tạo nên một vùng biển kín gió, ít sóng. Vịnh nhỏ là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động lặn biển ngắm đại dương và các hoạt động trên biển.Để tận hưởng trọn vẹn một kỳ nghỉ hoàn hảo, du khách có thể dành thời gian trên đảo Phú Quốc, nơi được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam. Không chỉ mang trong mình vẻ đẹp nguyên sơ tựa tranh vẽ, “đảo Ngọc” còn là điểm đến đẳng cấp với những khu nghỉ dưỡng sang trọng, dịch vụ cao cấp, khu vui chơi giải trí bất tận cùng ẩm thực độc đáo, hấp dẫn.Bên cạnh Việt Nam, những điểm đến khác được Condé Nast Traveler đề xuất trong danh sách bao gồm: Úc, Mexico, Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Indonesia, Pháp, Colombia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Thái Lan, Ý, New Zealand, Iceland, Croatia...